Các giải pháp nâng cấp ổ đĩa SSD cho Laptop

Cách 1- Thay ổ đĩa cứng HDD trong máy bằng ổ SSD và lắp HDD cũ vào Box USB 3.0 để làm ổ lưu trữ dự phòng lắp ngoài.

Đây là cách làm thông dụng nhất, laptop nào cũng làm được.

Hết sức chú ý là : Một số người đã tưởng ổ đĩa USB  lắp ngoài là ổ SSD và mỗi lần dùng  lại  lại cắm vào máy và luôn mồm chê bai cách nâng cấp này là bất tiện, vướng víu 

Sự thật là ổ SSD đã được lắp vào trong máy và phần mềm đã được cài đặt mới hoàn toàn như một chiếc máy khi mới mua.

Ổ đĩa cứng cũ được chuyển thành ổ đĩa lắp ngoài như một chiếc USB lớn. Sau khi sao chép lại những dữ liệu cũ có thể tháo ra và cất đi.

Nếu dữ liệu cũ quá nhiều, vượt quá sức chứa của ổ SSD đã lắp mới, bạn nên nghĩ tới các cách sau 

Cách 2- Thay ổ đĩa cứng HDD trong máy bằng ổ SSD và lắp HDD cũ vào khay lắp trong .

Ưu điểm : Máy có 2 ổ đĩa, Ổ SSD nhanh dùng để cài phần mềm và dữ liệu thường xuyên làm việc, Ổ HDD chậm có dung lượng lớn để sao lưu dữ liệu.

Nhược điểm :

- Laptop phải có ổ đĩa quang mới lắp được.

- Khá nhiều khách hàng khô

Một số trường hợp, mặt lắp ngoài ổ đĩa quang không vừa với khay lắp ổ cứng, khi đó Laptop trông hơi xấu tại vị trí này.

Cách 3- Lắp thêm ổ SSD chuẩn M2 NVME có kích thước nhỏ và tốc độ rất nhanh vào trong máy.

Đây có thể nói là kiểu nâng cấp hoàn hảo nhất cho Laptop bởi ổ SSD M2 NvME cho tốc độ đọc ghi nhanh hơn cả ổ SSD Sata sử dụng cho 2 cách ở trên.

Tuy nhiên không phải Laptop nào cũng có khe cắm M2 để ta nâng cấp bằng cách này.

Hãy liên lạc với chúng tôi theo số 091 3343 831 - Zalo hoặc Facebook để chúng tôi tư vấn thêm về việc nâng cấp Laptop  

Được đăng vào

Viết bình luận